Top 3 lý do cần bổ sung I-ốt cho mẹ bầu

Thai phụ thiếu i-ốt khi mang thai có thể khiến trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của thai nhi và sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, việc bổ sung i-ốt theo chỉ định bác sĩ là cần thiết. Hãy cùng Duravit Pregnancy tìm hiểu trong bài viết sau đây:

 I-ốt là gì?

I-ốt là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Nó có thể được tìm thấy trong nhiều thực phẩm như cá, tôm, rong biển và rau (đặc biệt là rau được trồng ở các khu vực giàu i-ốt). Hiện nay, i-ốt cũng được bổ sung vào muối và bánh mì như một thành phần dinh dưỡng.

I-ốt cần thiết cho cơ thể con người để sản xuất đủ hormon tuyến giáp, hỗ trợ phát triển cơ thể, và duy trì hoạt động bình thường của não, tim, xương, hệ miễn dịch, và chuyển hóa, cả trong thai kỳ. Sự thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, nó có thể gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi, với hậu quả kéo dài và khó cải thiện được.

Hình ảnh: Các thực phẩm giàu i-ốt cho mẹ bầu
Hình ảnh: Các thực phẩm giàu i-ốt cho mẹ bầu

Vì sao mẹ bầu cần bổ sung i-ốt

Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đã chỉ ra rằng i-ốt là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển hóa cơ thể. Dưới đây là một số lý do tại sao việc cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ là điều rất quan trọng:

  • Phòng ngừa bướu tuyến giáp: Thiếu i-ốt trong thai kỳ có thể dẫn đến bướu giáp, đây là tình trạng mà tuyến giáp phát triển bất thường, để sản xuất đủ hormon tuyến giáp. Bướu giáp có thể gây hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và phát triển của thai nhi.
  • Phát triển hệ tuyến giáp của thai nhi: I-ốt là thành phần cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp, bao gồm thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hormon tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế trong sự phát triển tổng thể của thai nhi, bao gồm phát triển não bộ, hệ thần kinh và tăng trưởng cơ bắp. Nếu mẹ bầu thiếu i-ốt trong thai kỳ, thai nhi có thể gặp phải tình trạng suy giáp, giảm chuyển hóa cơ thể và suy giảm khả năng phát triển của hệ thống thần kinh.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật: Các chuyên gia sức khỏe đã xác định rằng thiếu i-ốt trong thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề như tiền sản giật, sinh non, và các tình trạng bất thường trong thai kỳ.
Hình ảnh: Mẹ bầu bổ sung i-ốt giúp giảm nguy cơ tiền sản giật
Hình ảnh: Mẹ bầu bổ sung i-ốt giúp giảm nguy cơ tiền sản giật

Ngoài ra, hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu i-ốt là ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai. Phụ nữ mang thai thiếu i-ốt có nguy cơ cao hơn bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, và trẻ sinh ra thường có trọng lượng thấp hơn bình thường. Hơn nữa, trẻ bị thiếu i-ốt từ trong thai kỳ dễ mắc phải các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nói ngọng, lé, điếc, câm. Thiếu i-ốt cũng tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các nguồn bổ sung i-ốt cho mẹ bầu

Việc bổ sung i-ốt là cần thiết, tuy nhiên, cần tuân theo liều lượng được khuyến nghị. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 220 mcg i-ốt mỗi ngày.

HÌnh ảnh: Thực phẩm bổ sung i-ốt cho mẹ bầu
Hình ảnh: Thực phẩm bổ sung i-ốt cho mẹ bầu

Để đảm bảo cung cấp đủ i-ốt cho cả mẹ và bé, thai phụ có thể bổ sung từ các nguồn theo hướng dẫn sau đây:

  • Bánh mì đóng gói hoặc bánh mì có chứa i-ốt.
  • Trứng, thịt, rau củ (đặc biệt là khoai tây nấu chín), tảo bẹ, đậu trắng, táo, và các sản phẩm từ sữa.
  • Nên ăn các loại hải sản như cua biển, cá biển nhưng hạn chế tiêu thụ cá kiếm, cá chẽm và các loại cá có chứa thủy ngân trong thịt.
  • Sử dụng muối bổ sung i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Trong trường hợp mẹ bầu gặp khó khăn trong việc bổ sung i ốt từ thực phẩm, hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc bổ sung i-ốt.

Tuân theo những hướng dẫn này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn và thai nhi đang nhận đủ lượng i-ốt cần thiết.

Các lưu ý khi bổ sung i-ốt cho mẹ bầu

Đảm bảo bổ sung i-ốt đúng liều lượng thích hợp, không thừa, không thiếu. Việc tiêu thụ quá mức i-ốt có thể gây suy giáp bẩm sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây suy yếu thần kinh nhận thức ở trẻ.

Ngoài ra, nếu vì lo sợ thiếu i-ốt trong thai kỳ mà lạm dụng quá nhiều hoạt chất này, mẹ bầu còn có nguy cơ gặp các biến chứng như:

  • Bướu cổ do tuyến giáp mở rộng một cách bất thường.
  • Viêm tuyến giáp, thậm chí gây ung thư tuyến giáp.
  • Cổ họng, miệng và dạ dày luôn có cảm giác nóng rát.
  • Sốt, tiêu chảy.
  • Buồn nôn, ói mửa do ăn nhiều i-ốt.
  • Một vài trường hợp còn bị mạch yếu và hôn mê.

Nếu bạn đã được bác sĩ chỉ định bổ sung i-ốt trước khi mang thai do vấn đề tuyến giáp, hãy thông báo cho bác sĩ sản của bạn.

Mọi thông tin liên hệ, góp ý bạn có thể kết nối với chúng tôi qua các kênh sau:

  • Hotline: 0868 359 319 (Zalo)
  • Fanpage: https://www.facebook.com/duravitpregnancy
  • Email: duravitpregnancy@gmail.com
  • Nhà Thuốc Wellcare:
    Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
    Địa chỉ 1: 451 Hưng Phú, Phường 9, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
    Địa chỉ 2: 637 Đường 3 Tháng 2, Phường 6, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
    Địa chỉ 3: 825 Tân Kỳ Tân Quý, Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
    Chi nhánh Cần Thơ
    Địa chỉ: 224A Đường Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
    Chi nhánh Đà Nẵng
    Địa chỉ: 178 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Cám ơn quý khách hàng đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi. Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ & tràn đầy năng lượng!